BSP là một chương trình dành cho những ai đang đảm trách việc xây dựng, triển khai, quản lý và duy trì hệ thống hoạch định và quản trị chiến lược.
 
 

Đây là chương trình chứa đựng đầy đủ nội dung về quá trình xây dựng và triển khai hệ thống hoạch định và quản trị chiến lược bằng Balanced Scorecard, sử dụng phương pháp “9 Bước đến thành côngTM” nổi tiếng của BSI, cùng với những kinh nghiệm được chia sẻ của học viên, phương pháp ứng dụng vào tình huống thực tiễn và các phương thức thực hành Balanced Scorecard tốt nhất hiện nay.


TẢI BROCHURE

Tổng quan chương trình

“Chứng chỉ Chuyên gia Balanced Scorecard” / “Certified Balanced Scorecard Professional” (gọi tắt là “BSP”) là một chương trình đào tạo đẳng cấp thế giới do Balanced Scorecard Institute (BSI) và George Washington University (GWU) đồng chứng nhận và cấp chứng chỉ.

Chương trình BSP được thiết kế dựa trên mục tiêu trang bị cho học viên những năng lực, công cụ, phương pháp cần thiết để nâng cao khả năng hoạch định chiến lược cũng như khả năng thực thi chiến lược cho tổ chức của mình. Cụ thể là:
 
•  Rà soát lại tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược của tổ chức;
•  Đo lường những giá trị quan trọng; 
•  Đồng bộ công việc thường nhật của mọi nhân viên với chiến lược của tổ chức;
•  Tập trung vào những động lực phát triển cho tương lai của tổ chức;
•  Nâng cao hiệu quả truyền thông về Tầm nhìn và Chiến lược của tổ chức;
•  Quản lý công việc hiệu quả trong bối cảnh kinh tế khó khăn.
 
BSP là một chương trình dành cho những ai đang đảm trách việc xây dựng, triển khai, quản lý và duy trì hệ thống hoạch định và quản trị chiến lược. Đây là chương trình chứa đựng đầy đủ nội dung về quá trình xây dựng và triển khai hệ thống hoạch định và quản trị chiến lược bằng Balanced Scorecard, sử dụng phương pháp “9 Bước đến thành côngTM” nổi tiếng của BSI, cùng với những kinh nghiệm được chia sẻ của học viên, phương pháp ứng dụng vào tình huống thực tiễn và các phương thức thực hành Balanced Scorecard tốt nhất hiện nay. 

Đạt được Chứng chỉ BSP từ BSI là một bước tiến lớn trong sự nghiệp đối với bất kỳ ai lựa chọn công việc hoạch định triển khai chiến lược làm sự nghiệp của đời mình. Cho dù bạn có hơn 15 kinh nghiệm làm chiến lược thì Chứng chỉ BSP cũng là một lợi thế to lớn để giúp bạn nổi bật hơn tất cả. Đạt được Chứng chỉ BSP còn là lời khẳng định với nhà tuyển dụng hiện tại và tương lai rằng bạn luôn không ngừng phát triển.
 
 
Lợi ích của chương trình BSP

  • Phương pháp học thực tiễn, do các chuyên gia tư vấn và đào tạo kỳ cựu nhất của BSI và BSV trực tiếp giảng dạy;
  • Học viên sẽ học cách xây dựng Balanced Scorecard và phương thức ứng dụng thực tế trong chính tổ chức của mình
  • Ứng dụng phần mềm dùng cho hoạch định và đo lường kết quả công việc cũng sẽ được sử dụng trong chương trình để mô phỏng sức mạnh của công nghệ thông tin trong việc thu thập, báo cáo, và thể hiện bằng hình ảnh các thông tin về kết quả công việc, cũng như phân bổ thẻ điểm của tổ chức đến từng đơn vị kinh doanh, đơn vị hỗ trợ, đến từng nhóm và từng cá nhân, để từ đó, xây dựng một hệ thống thẻ điểm hiệu quả;
  • Học viên tham dự chương trình thường là những nhà lãnh đạo, quản lý hàng đầu của các tổ chức thuộc mọi loại hình và quy mô, lĩnh vực, không chỉ ở phạm vi quốc gia, mà còn ở phạm vi quốc tế;
  •  Kinh nghiệm triển khai các chương trình đào tạo vừa qua cho thấy học viên rất trân trọng giá trị mà họ nhận được qua quá trình làm việc, học hỏi cùng các học viên khác trong suốt chương trình học. Những kinh nghiệm thực tiễn được chia sẻ liên tục thông qua các hoạt động thảo luận trong lớp, giao lưu sau giờ học, và cả sau khi chương trình học đã kết thúc.

Kỳ thi lấy chứng chỉ

Kỳ thi lấy Chứng chỉ Chuyên gia BSP được triển khai trực tuyến. Đề thi gồm 40 câu hỏi dạng trắc nghiệm được lựa chọn ngẫu nhiên từ ngân hàng đề thi. Học viên có 60 phút để hoàn thành bài thi và kết quả được công bố ngay sau đó. Học viên chỉ được công nhận là đạt khi có điểm số tối thiểu là 75%.
 
Sau khi hoàn thành các yêu cầu của chương trình đào tạo, Học viên sẽ không mặc nhiên được tham dự kỳ thi BSP, mà phải hoàn tất việc đăng ký dự thi sau khi được BSV xác nhận quá trình tham dự và hoàn tất thành công chương trình đào tạo và gửi cho học viên đường dẫn đăng ký tham dự kỳ thi kèm theo thông tin đăng nhập.
 
Điểm thi sẽ được thông báo đến Học viên và BSV ngay khi Học viên hoàn thành bài thi. Chứng chỉ sẽ được gửi qua đường bưu điện về địa chỉ mà Học viên đã đăng ký. Thời gian dự kiến là 4-6 tuần.
 
 
Tái chứng nhận
 
Chứng chỉ của Học viên sẽ hết hạn vào ngày 31/12 của năm thứ 3 tính từ năm mà Học viên được trao chứng chỉ (ví dụ: Học viên được cấp chứng chỉ vào năm 2015, chứng chỉ này sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2018, bất kể Học viên được chứng nhận vào tháng nào của năm 2015).
 
Để được tái chứng nhận, Học viên cần đạt được 50 tín chỉ cho việc học hỏi liên tục trong 3 năm này thông qua các hình thức: tham dự các khóa đào tạo, đóng góp, chia sẻ về lĩnh vực của mình, và trải nghiệm thực tế trong công việc. BSI có một hội đồng đánh giá và giám sát chương trình cấp chứng chỉ này.
 
Đến năm mà chứng chỉ của Học viên hết hạn, BSI sẽ có thông báo nhắc nhở bắt đầu từ quý I của năm đó đến hết năm. Kèm theo thông báo là một đường dẫn, thông tin hướng dẫn liên quan đến quy trình tái chứng nhận và các mẫu biểu cần thiết.


Chương trình được thiết kế với nhiều kỹ thuật, mẫu biểu và các tình huống thực tiễn. Các hoạt động thảo luận, chia sẻ, làm việc nhóm với sự hỗ trợ của giảng viên sẽ giúp học viên có thể ứng dụng thành công Balanced Scorecard.
 
Các bài tập thường được sử dụng trong Chương trình BSP gồm có:
  • Công bố chương trình BSC và thiết lập nhóm chuyên trách;
  • Tích hợp công tác hoạch định truyền thông và quản trị sự thay đổi vào quá trình xây dựng thẻ điểm;
  • Sử dụng công cụ đánh giá tổ chức để thiết lập tầm nhìn, sứ mệnh, và chiến lược;
  • Thấu hiểu ai là khách hàng và các bên có lợi ích liên quan, cũng như yêu cầu của các bên đối với tổ chức;
  • Xây dựng phương châm về giá trị khách hàng, và mô tả chiến lược;
  • Xây dựng các chủ thể chiến lược, kết quả chiến lược, và các viễn cảnh của tổ chức;
  • Xây dựng và tinh tuyển những mục tiêu chiến lược vào bản đồ chiến lược;
  • Xây dựng và tinh tuyển những chỉ tiêu và thước đo kết quả công việc, sao cho đồng bộ với chiến lược;
  • Xây dựng và sắp xếp các hoạt động chiến lược phù hợp để thực thi chiến lược;
  • Phân bổ thẻ điểm và đảm bảo tính đồng bộ bằng cách xây dựng các mục tiêu chiến lược, bản đồ chiến lược, thước đo kết quả công việc, và các hoạt động chiến lược ở Cấp thứ 2 và Cấp thứ 3;
  • Đánh giá và cải thiện những vấn đề chưa được thiết kế hiệu quả.
“9 bước để thành côngTM” (Nine Steps to SuccessTM) là phương pháp do BSI sáng tạo, đã giành được nhiều giải thưởng cao về quản trị, đặc biệt là quản trị chiến lược. Đây là phương pháp vừa thực tiễn, vừa nghiêm ngặt để xây dựng hệ thống hoạch định và triển khai chiến lược theo Balanced Scorecard. Đào tạo, huấn luyện, quản trị sự thay đổi và giải quyết vấn đề là những thành phần không thể thiếu của phương pháp này, qua đó nhấn mạnh phương châm “Chia sẻ cần câu và cách câu, chứ không trao con cá” nhằm đảm bảo thành công bền vững cho hệ thống Balanced Scorecard của khách hàng.
 
Một trong những lợi ích chính yếu của phương pháp này là giúp tổ chức “kết nối các điểm riêng lẻ”, tức các thành tố khác nhau của quá trình hoạch định và quản trị chiến lược. Điều này có nghĩa là, giữa những chương trình hành động, dự án mà toàn thể nhân viên đang triển khai trong tổ chức sẽ có một sự liên kết hữu hình và rõ ràng với sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược của tổ chức. Từ đó tiến tới những mục tiêu chiến lược cần đạt được thông qua các thước đo cụ thể để theo dõi thành công.

Phương pháp “9 Bước đến thành côngTM

Hoạch định chiến lược

Bước 1: Đánh giá chiến lược
Bước 2: Xây dựng bộ khung chiến lược
Bước 3: Xây dựng mục tiêu chiến lược
Bước 4: Xây dựng bản đồ chiến lược & dẫn giải




Triển khai chiến lược 

Bước 5: Lựa chọn chỉ tiêu và thước đo kết quả công việc 
Bước 6: Xây dựng và tài trợ các hoạt động chiến lược
Bước 7: Tự động hóa các thẻ điểm và phân tích
Bước 8: Phân bổ đồng bộ các thẻ điểm
Bước 9: Quản trị bằng hệ thống thẻ điểm
mission-vison-model-1.png
 



Nội dung chương trình hoàn toàn nhất quán với những thuật ngữ và khái niệm nền tảng về Balanced Scorecard mà hai tác giả Kaplan và Norton đã xây dựng nên. Chương trình BSP bắt đầu từ phương pháp “9 Bước đến thành côngTM” nền tảng, tiếp nối bằng những vấn đề thực tế, bao gồm:
 
•    Phát triển tổ chức
•    Kế hoạch truyền thông và quản trị sự thay đổi
•    Hoạch định chiến lược
•    Lập bản đồ chiến lược, bản đồ mục tiêu
•    Thiết lập chỉ tiêu và thước đo kết quả công việc
•    Sắp xếp ưu tiên các hoạt động chiến lược
•    Tự động hóa
•    Phân bổ đồng bộ các mục tiêu, chỉ tiêu, thước đo
•    Quản trị chiến lược
 
Học viên sẽ học tập phương pháp thực hành thực tế, ứng dụng một quy trình đơn giản, tuần tự từng bước để xây dựng hệ thống thẻ điểm cho tổ chức của mình, dù đó là tổ chức kinh doanh, cơ quan nhà nước hay các tổ chức phi lợi nhuận.

Lộ trình chương trình 

Để đạt được Chứng chỉ BSP, Học viên phải hoàn tất thành công 5 ngày học với sự hướng dẫn của chuyên gia cao cấp (do BSI chứng nhận) và phải hoàn thành một kỳ thi trực tuyến.

BSV-Training-model-1.pngPHẦN 1: NỀN TẢNG
NGÀY 1

  • Nội dung 1: Dẫn nhập
  • Nội dung 2: Tổng quan về Balanced Scorecard (BSC):
         Xây dựng một Balanced Scorecard
  • Nội dung 3: Xây dựng nền tảng chiến lược
NGÀY 2
  • Nội dung 4: Xây dựng các mục tiêu chiến lược
  • Nội dung 5: Lập bản đồ chiến lược
         Phương thức triển khai một Balanced Scorecard
  • Nội dung 6: Thiết lập các phương pháp đo lường hiệu suất
NGÀY 3
  • Nội dung 7: Triển khai các hoạt động chiến lược
  • Nội dung 8: Phân tích hiệu suất và báo cáo
  • Nội dung 9: Phân bổ triển khai đồng bộ các thẻ điểm
  • Nội dung 10: Duy trì đúng định hướng cho các thẻ điểm
 
PHẦN 2: NÂNG CAO
NGÀY 4
  • Nội dung 11: So sánh đánh giá sau triển khai (Bước 9) với khảo sát trước triển khai (Bước 1)
  • Nội dung 12: Xây dựng nền tảng chiến lược nâng cao
  • Nội dung 13: Xây dựng bản đồ chiến lược và mục tiêu chiến lược nâng cao
  • Nội dung 14: Quản trị hiệu suất nâng cao - Đo lường những giá trị thực sự quan trọng
NGÀY 5
  • Nội dung 15: Xác định thước đo, phương thức triển khai, và cụ thể hóa tầm nhìn
  • Nội dung 16: Quản lý sắp xếp & ưu tiên thứ tự triển khai các hoạt động chiến lược
  • Nội dung 17: Phân bổ đồng bộ thẻ điểm cấp độ nâng cao & đẩy mạnh triển khai
  • Nội dung 18: Quản trị & duy trì ổn định hệ thống Balanced Scorecard
Chương trình BSP hoàn toàn phù hợp với các đối tượng:
  • Chuyên gia hoạch định chiến lược, chuyên gia triển khai chiến lược, chuyên gia thực hành Balanced Scorecard; 
  • Lãnh đạo, quản lý cấp cao hoặc những người muốn nâng cao năng lực hoạch định và hiệu quả thực thi chiến lược của tổ chức;
  • Các cá nhân phụ trách xây dựng kế hoạch chiến lược cho tổ chức;
  • Các cá nhân, đội nhóm phụ trách xây dựng Balanced Scorecard, Key Performance Indicators (KPI) / Thước đo kết quả công việc;
  •  Lãnh đạo, quản lý cấp cao, các chuyên gia hoạch định và phân tích - những người là thành viên của nhóm xây dựng Balanced Scorecard - và những ai đang tìm kiếm các ứng dụng có tính thực tiễn tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả của tổ chức. 

 

Những tổ chức nào đồng bộ được các hoạt động thường nhật của từng nhân viên trong đội ngũ mình với tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược chung của cả tổ chức sẽ là những tổ chức gặt hái được nhiều thành công nhất.
 
Triển khai Balanced Scorecard theo Phương pháp “9 Bước” của BSI sẽ giúp các tổ chức thực hiện được điều này.
 
 
 

Balanced  Scorecard  Institute (BSI) là tổ chức hàng đầu thế giới về đào tạo và tư vấn hoạch định chiến lược, thực thi chiến lược, quản trị kết quả công việc bằng các phương pháp Balanced Scorecard và KPI. finalgloballogo.png
 
George Washington University (GWU) được thành lập vào năm 1821 theo sắc lệnh của Quốc Hội Hoa Kỳ nhằm hoàn thành di nguyện của Tổng thống George Washington về một học viện tại thủ đô nước Mỹ có sứ mệnh đào tạo ra những nhà lãnh đạo tương lai cho đất nước.
Ngày nay, Đại học George Washington là học viện đào tạo sau đại học lớn nhất ở thủ đô Washington DC., với hơn 20.000 sinh viên đến từ khắp các bang của nước Mỹ và từ hơn 130 quốc gia khác.
logo_the-george-washington-univercity.jpg
 
Đơn vị triển khai chương trình BSC tại Việt Nam, Lào và Campuchia là Balanced Scorecard Việt Nam (BSV) - Đại diện độc quyền của Balanced Scorecard Hoa kỳ (BSI), và là một đơn vị thành viên của PACE. logo-bsv.png

 
 

go top